Hình thành Đảo_san_hô

Các rạn san hô thường hình thành tại những nơi phần lớn luôn chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên. Tại những địa điểm tương đối bằng phẳng trên phần cao nhất của rạn san hô đó, có thể nổi lên một/một số đảo san hô hoặc một cồn cát.[1] Các đảo san hô có thể hình thành từ ba tiến trình (có thể diễn ra đồng thời nhiều tiến trình) là bồi thêm, nâng lên hoặc mực nước biển giảm xuống.[2]

Quá trình bồi thêm

Quá trình bồi thêm (accretion) khởi đầu khi bãosóng biển tàn phá rạn san hô thành các mảnh đá, giúp hình thành bãi cạn phía trên rạn san hô. Sóng và dòng chảy mang thêm các vật chất khác đến bồi tụ. Theo thời gian dần dà có những bãi cát hình thành chung quanh bãi cạn. Những cơn gió bốc tung đám vật chất nhẹ và mịn lên, từ đó tạo thành những đụn cát. Nước mưa phản ứng hóa học với hợp chất canxi cácbônát trong đám vật chất này khiến chúng dần kết dính lại với nhau. Trong giai đoạn sau, các sinh vật bắt đầu phát triển trên vùng đất mới này và đồng thời giúp giữ gìn và mở rộng thêm diện tích đất đai cho đảo.[1]

Quá trình nâng lên

Quá trình nâng lên (uplift) diễn ra khi hoạt động kiến tạo của vỏ Trái Đất đã nâng một phần hoặc toàn bộ rạn san hô vượt khỏi mặt biển. Đảo san hô hình thành theo cách này thường có nhiều vách đá; bề mặt thì lỗ rỗ và bị phong hoá (karst). Tuy nhiên, nhiều khi người ta gọi những thực thể này là rạn san hô vòngvụng biển của chúng chỉ còn rất nông và có khi khô cạn hẳn.[1]

Mực nước biển giảm

Mực nước biển giảm xuống khiến phần cao nhất của rạn san hô vượt khỏi mặt nước và dần trở thành đảo san hô, có thể là nhờ vào các tiến trình còn lại.